K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

- Chiếc lá đầu tiên là hình ảnh có tính biểu tượng. Đó có thể là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu đầu tiên mới chớm nở, cho cuộc hẹn hò đầu tiên, cho kỉ niệm đầu tiên. Những gì có tính chất “đầu tiên” thường ban sơ, ngây ngô, trong trẻo, vì vậy chúng rất đẹp và để lại ấn tượng sâu đậm.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

      Chú ý hình ảnh “chiếc lá buổi đầu tiên” trong khổ thơ cuối.

Lời giải chi tiết:

     Hình ảnh “chiếc lá buổi đầu tiên” ở cuối bài thơ là hình ảnh mang tính chất tượng trưng. “Chiếc lá buổi đầu tiên” ẩn dụ cho khoảng thời gian đẹp đẽ, đó là tình yêu đầu, tình yêu của lứa tuổi học trò ngây ngô, trong sáng và đầy mộng mơ.

7 tháng 5 2023

     Hình ảnh “chiếc lá buổi đầu tiên” ở cuối bài thơ là hình ảnh mang tính chất tượng trưng. “Chiếc lá buổi đầu tiên” ẩn dụ cho khoảng thời gian đẹp đẽ, đó là tình yêu đầu, tình yêu của lứa tuổi học trò ngây ngô, trong sáng và đầy mộng mơ.

22 tháng 10 2017

Hồng rất thương mẹ. Hồng hiểu nỗi lòng của mẹ. Do đó em tin thế nào cũng có lúc em cũng sẽ được gặp lại mẹ trở về. Và niềm tin cùa em đã không phải là vô vọng: Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: Mẹ ơi! Mẹ ơi!... Chưa biết chắc là mẹ mình nhưng sự mong mỏi, nỗi nhớ da diết về mẹ đã khiến chú bé Hồng không thể nào cưỡng lại được tiếng gọi đó nữa. Nếu Hồng nhầm thì sao? Hồng bộc bạch chân thành: ... cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Còn gì vui sướng, hạnh phúc khi trước mắt Hồng là hình ảnh: mẹ tôi cầm nón vẫy tôi. Đó là cử chỉ âu yếm, thiết tha, là tình cảm ngọt ngào nhất mẹ dành cho đứa con yêu. Hồng sung sướng chạy về phía mẹ: Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu rít cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Ta như nghe thấy nhịp đập gấp gáp đang run lên từ trái tim non nớt của Hồng, hạnh phúc đến một cách đột ngột bất ngờ khiến em cuống quít, vụng về. Dường như bao nhiêu buồn thương, căm giận, vui mừng và hạnh phúc đều vờ òa ra trong tiếng khóc ấy. Dẫu sao Hồng cũng như người đang đi giữa sa mạc đã tìm thấy dòng nước mát lành làm dịu đi một phần những cơn khô khát. Trong cái nhìn vô vàn yêu thương của đứa con, người mẹ hiện lên tuyệt đẹp: gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Người mẹ đẹp như một thiên thần. Bà là một phụ nữ vẫn còn xuân sắc và dồi dào sức sống. Hồng như muốn ôm hết cả hình bóng mẹ vào trong mát của mình cho thỏa thích.

Thế rồi, Hồng ngây ngất, sung sướng tận hưởng tình mẫu tử khi được sà vào lòng mẹ: Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bồng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Em đã mong mỏi những giây phút ấy qua biết bao nhiêu ngày tháng cùng với bao nhiêu là nước mắt. Em đê mê, sung sướng trong tấm lòng ấm áp của mẹ kính yêu. Nhà văn đã đưa vào lòng hồi kí của mình một lời bình tự nhiên, nhẹ nhàng và thấm thía: Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Lời bình trữ tình như rót thêm mật ngọt vào tâm hồn bạn đọc để bạn đọc càng thấm thía hơn cái tình mầu tử thiêng liêng, sâu nặng.

Tâm trạng bé Hồng

Không còn cha nhưng giờ đây Hồng đã có mẹ. Mẹ sẽ là niềm an ủi, là chỗ dựa vững chắc cho em trong cuộc đời. Chính niềm tin và tình yêu mãnh liệt đã giúp em chiến thắng tất cả mọi cái ác, giữ được mình, để hôm nay em được thỏa thích trong vòng tay ấm áp cùng tấm lòng nồng nàn tình yêu thương của mẹ.

Qua cuộc hội ngộ đầy cảm động của bé Hồng với mẹ, nhà văn muốn nói với chúng ta một điều: Không một thế lực nào có thể ngăn cản, phá vỡ được tình mẫu tử. Ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc trong những trang hồi kí của Nguyên Hồng là ở đó. Với thành công ấy, tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng sẽ sống mãi trong tâm hồn dân tộc.

Vì bài này mình thấy bạn đăng trong mục soạn bài Ngắm trăng - Hồ Chí Minh nên mình sẽ trả lời theo nội dung bài này nhé !

- Hình ảnh ở cuối bài và đầu bài thơ có sự trái ngược :

Trong tù không rượu cũng không hoa

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Ở câu thơ đầu, tác giả nói lên sự thiếu thốn hoàn cảnh khi ngắm trăng : không rượu, không hoa,...

Ở cuối bài thơ, tác giả đã sử dụng phép nhân hóa, cho phép "trăng" được ngắm Bác qua khe cửa ngục tù.

=> Sự đối đáp giữa trăng và Bác Hồ.

- Đặc điểm trong thơ Bác : Thơ Bác đầy ắp trăng, và Bác luôn có một tình yêu thiên nhiên trong thơ văn.

* Cảm nhận :

Trong chốn tù lao gông cùm, nơi chật hẹp với bốn bức tường lạnh lẽo ấy, ngỡ là cô đơn đến tột cùng. Nhưng không, nơi tù đày không có rượu hoa làm bạn, tri kỉ tìm đến Người là vầng trăng. Người thưởng thức ánh trăng lại trong cảnh ngộ của tù nhân vậy mà vẫn toát lên vẻ ung dung, thảnh thơi lạ thường. Ngoài cửa sổ, ánh trăng soi, Người lặng lẽ ngắm nhìn ánh trăng hiền dịu, thứ ánh sáng mênh mang, an bình của thiên nhiên đã xua tan những nhọc nhằn nơi ngục tù tăm tối. Tù đày giữ chân Người, nhưng không thể ngăn tâm hồn Người được, qua khung cửa sổ, vẻ đẹp của thiên nhiên không rộng lớn nhưng tròn đầy, Bác trân trọng khoảnh khắc đẹp đẽ, trong ngần ấy. Từ “ngắm” vừa cho thấy được sự nâng niu, yêu thương của Người dành cho thiên nhiên vừa cho thấy được sự say đắm của người khi thưởng thức vầng trăng của tạo hoá.

2 tháng 11 2016

amột thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối.

-Bức tranh được phác họa trong bài thơ là cảnh đêm trăng thanh tĩnh. Nỗi cô đơn trên đất khách quê người khiến cho Lí Bạch trằn trọc, thao thức, không sao ngủ được. Ông muốn chia sẻ tâm sự với vầng trăng – người bạn không lời nhưng gắn bó thân thiết với ông và được ông coi là tri âm, tri kỉ

-Đêm khuya trăng sáng, nhà thơ trằn trọc không ngủ hoặc cũng có thể là đã ngủ rồi chợt tỉnh dậy và không ngủ lại được. Để tả trạng thái mơ màng ấy thì dùng chữ nghi (ngỡ là) và chữ sương là hợp lí. Ánh trăng trắng đục giống như sương là điều có thật mà trước Lí Bạch mấy trăm năm, nhà thơ Tiêu Cương đã viết: Dạ nguyệt tự thu sương</span></p><p><span>c)-Câu thơ cuối mở ra một thế giới mênh mang và phức tạp của tâm trạng. Có bao điều mà nhà thơ muốn gửi gắm vào hai chữ cố hương. Cố hương là quê cũ, là dĩ vãng đầy ắp kỉ niệm của tuổi hoa niên. Cố hương là mảnh đất chôn nhau cắt rốn, là nơi có những người thân yêu nhất của ta đang sống hoặc đã gửi nắm xương tàn. Đối với kẻ tha phương, cố hương là một cái gì đó rất đỗi thiêng liêng mà mỗi khi nhắc tới lại cảm thấy trĩu nặng trong lòng, trĩu nặng cả mái đầu đã pha sương sau nửa đời lênh đênh, lưu lạc.Bài thơ được làm theo hình thức cổ thể ngũ ngôn tuyệt cú. Cái tự do của hình thức thể hiện (so với Đường luật thì cổ thể không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối ràng buộc) tỏ ra rất có hiệu quả khi diễn đạt mạch cảm xúc tự nhiên. Tuy thế, tác giả cũng đã sử dụng phép đối rất đắc địa ở hai câu cuối:đầu, nhìn trăng sángnhớ cố hương. Nguyên tác cho thấy đây là cặp đối rất chỉnh, về mặt từ loại: động từ / động từ, tính từ / tính từ , danh từ / danh từ

-Về mặt ý nghĩa, cặp đối tạo thành sự sóng đôi: Cảnh / tình (trăng / quê hương). Sự sóng đôi này chính là cấu tứ của bài thơ. Cảnh gợi tình, trăng gợi nhớ quê hương, rồi đến lúc con người chìm đắm trong nỗi nhớ, trăng thấm đẫm vào hồn. Cái cúi đầu như lặng lẽ, như buồn tủi...

Tham khảo:

" Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau...."

Bác không ngủ được vì một nỗi thương người, thương đoàn dân công nơi rừng xa. Bác ngồi đây, bên bếp lửa ấm và nghĩ về đoàn dân công, những con người ấy không có một miếng chăn đắp, một mảnh chiếu mỏng để nằm. Bác càng nóng lòng hơn khi trời cứ vô tình buông xuống những giọt mưa, từng giọt nguội lạnh ấy càng cứa vào da thịt người dân công, họ đang phải chịu đựng cái rét, cái lạnh thấu xương, bởi thế mà càng nghĩ, Người lại càng không khỏi đau lòng, xót xa.

Trái tim Bác thật rộng lớn, lòng Bác thật mênh mông. Hơn ai hết, lúc này anh đội viên là người thấu hiểu được sự nhân ái nơi tâm hồn vị lãnh tụ kính yêu ấy khi tận mắt chứng kiến từng hành động, cử chỉ và được nghe những nỗi lo toan mà Bác giãi bày. Lòng anh vui sướng, hạnh phúc vô bờ khi được quan tâm, được yêu thương và được chạm đến những tình cảm cao đẹp của Người. Người chiến sĩ đã chọn cách thức cùng Bác, canh giấc ngủ cho những người đồng chí, đồng đội mình, sẻ chia cùng Người những lo toan, nỗi niềm chiến trận. Chính Bác là Người đã khơi dậy những tình cảm đẹp đẽ về tình quân dân, tình đồng chí, đồng đội nơi những người lính cụ Hồ.

Học xong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ mà lòng em trào dâng cảm xúc biết ơn và tự hào về người con ưu tú: Hồ Chí Minh. Người thật vĩ đại, sự vĩ đại ấy không chỉ là những hy sinh cho cuộc chiến đấu của dân tộc mà còn là sự vĩ đại của một trái tim cao cả. Người dành cả cuộc đời mình vì thương dân, vì yêu nước. Em thầm hứa sẽ học thật giỏi, phấn đấu rèn luyện cả trí tuệ và nhân cách mỗi ngày để xứng đáng là con cháu của Bác Hồ.
Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ đã tái hiện đầy xúc động hình ảnh của Bác Hồ trong một đêm hành quân cùng bộ đội nơi rừng thiêng buốt lạnh. Bên cạnh Cảm nghĩ của em về hình tượng Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay bác không ngủ, nhà thơ Minh Huệ còn thể hiện tình thương, sự trân trọng sâu sắc của anh bộ đội cũng như của toàn thể dân tộc Việt Nam với Bác, tìm hiểu chi tiết về nội dung này, các em có thể tìm hiểu thêm qua bài: Phân tích bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về năm khổ thơ đầu trong bài Đêm nay Bác không ngủ, Cảm nhận về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, Phân tích đoạn thơ "Lần thứ ba thức dậy... Bác là Hồ Chí Minh" trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ.

30 tháng 6 2016

- Hình như là hình ảnh cây tre là ẩn dụ thì phải.

- Tình cảm của nhân dân đối với Bác [Cái này chắc quá quen thuộc rồi]: Nhân dân ta luôn biết ơn, nhớ Bác và cố gắng thực hiện những lời Bác dạy để con cháu học tập và noi theo tấm gương của Bác

1 tháng 7 2016

- Học sinh giỏi trong lớp có khác ♥

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 12 2023

Em cảm nhận về hình ảnh người con trong bài thơ: là một người giàu tình cảm, yêu quê hương đất nước, yêu mẹ.

23 tháng 12 2023

Em cảm nhận về hình ảnh người con trong bài thơ: là một người giàu tình cảm, yêu quê hương đất nước, yêu mẹ

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

a. Điểm tương đồng giữa các hình ảnh “những câu thơ”, “những bài hát” và “đôi mắt em” ở sáu dòng thơ cuối: gợi cho ta nghĩ đến cái đẹp trường tồn của nghệ thuật và tình yêu, vì nó sống mãi trong tâm hồn con người.

b. Điểm khác biệt giữa những hình ảnh trên với hình ảnh “những chiếc lá” ở sáu dòng thơ đầu: một bên là cái đẹp và sự trường tồn, một bên là sự huỷ hoại và tàn phai.